Khuyến mãi

Tuổi thọ trung bình của các bộ phận quan trọng trên ô tô

ĐỖ ĐỨC DIỆN
Thứ Tư, 23/06/2021

   Tuổi thọ trung bình một số bộ phận trên ô tô, các bộ phận ô tô đều có một tuổi thọ nhất định. Khi đến mức nào đó, chúng cần phải được bảo trì, thay thế đúng thời điểm. Những gợi ý của chúng tôi dưới đây về độ tuổi cần thay mới thiết bị được tính trung bình trên rất nhiều mẫu xe và có thể không chính xác với một số trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng những gợi ý này sẽ giúp các chủ xe kịp thời thay mới thiết bị, tránh việc bộ phận bị giảm hiệu suất hoạt động gây ảnh hưởng tới các phần khác của xe.

1. ĐỘNG CƠ XE.

Động cơ luôn là bộ phận tốn nhiều tâm huyết nhất của cả hãng xe lẫn người sử dụng. Có thể khẳng định rằng, đây là bộ phận có độ bền bỉ cao bậc nhất trong mọi thiết bị được lắp đặt trên chiếc ô tô. Có một kỷ lục về độ bền động cơ được lưu truyền trong giới chơi xe ô tô mà đến nay vẫn chưa có một chiếc xe nào có thể vượt qua được. Đó là model xe Volvo P1800 được sản xuất vào năm 1966 thuộc sở hữu của khách hàng có tên Irv Gordon (Alaska, Nga). Động cơ của chiếc xe này đã hoạt động suốt 47 năm, đi hết hơn 5 triệu km đường mà chỉ cần bảo dưỡng 2 lần, không hề thay mới bất kỳ một chi tiết nào.

                                     Động cơ ô tô là bộ phận bền bỉ nhất trên chiếc xe

Câu chuyện trên là một trong những minh chứng cho thấy độ bền “siêu khủng” của động cơ máy ô tô. Với các chiếc xe hiện nay, nếu chủ xe sử dụng cẩn thận, không làm sáng đèn kiểm tra động cơ thì chắc chắn, hệ thống máy của chiếc xe có thể vận hành tốt trong khoảng vài chục năm.

2. ĐÈN PHA XE.

Đối với đèn HID (bi-xenon) sử dụng khí Xenon để phát sáng. Theo các nhà sản xuất, nó có tuổi thọ khoảng 2.000 giờ hoạt động. Trong trường hợp xe bạn đang sử dụng đèn halogen truyền thống. Tuổi thọ nó chỉ ở mức 1.000 giờ hoạt động vì 95% năng lượng bị chuyển thành nhiệt năng và chỉ có 5% chuyển thành quang năng khiến loại đèn này rất nóng khi hoạt động, dẫn đến việc tuổi thọ của đèn không cao. Trong khi đó, với đèn pha LED, đây là loại đèn hiệu suất cao. Có rất nhiều ưu điểm và chỉ được áp dụng cho các mẫu xe cao cấp. Tuy nhiên các nhà sản xuất vẫn không nắm rõ được tuổi thọ của chúng là bao lâu.

                        Tuổi thọ của đèn pha bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau

3. DÂY CUROA.

Đây là một sợi dây cao su có khả năng chịu lực cao được nối trực tiếp vào trục cam và trục khủy. Khi dây curoa bị đứt, ít nhất 1 xu pắp và 1 piston sẽ đập vào nhau dẫn đến nứt vỡ. Vì vậy theo các nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên thay chúng sau mỗi 60.000 – 80.000km tùy điều kiện vận hành của xe. Không nên chờ dây curoa đứt rồi mới thay vì việc này sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn để sửa cả động cơ. Giá thành của dây curoa khá rẻ. Chỉ ở mức 600.000 – 700.000 đồng đối với những dòng xe tầm trung.

                         Tuổi thọ của lọc dầu, má phanh và cần gạt nước

4. BỘ LỌC KHÍ XẢ.

Các nhà sản xuất đã lắp đặt một bầu lọc khí xả cho ô tô để bảo vệ môi trường cũng như giảm tiếng ồn động cơ. Bầu lọc khí xả áp dụng các phản ứng hóa học để chuyển đổi khí ô nhiễm thành khí Co2. Nitơ và nước. Bên cạnh đó, bầu lọc được cấu tạo từ nhiều hợp chất quý hiếm như vàng. Palladium hoặc Rhodium rất khó bị hao mòn. Vì vậy chúng có tuổi thọ khá cao lên đến gần 200.000km. Tuy nhiên, do có vị trí nằm dưới gầm xe nên chúng dễ bị hư hõng do nước, gỉ sét và bị vật nhọn bắn vào khi xe di chuyển trên đường. Vì vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống này. Nếu nhận thấy nó phát ra mùi hôi nghĩa là đã đến lúc bạn cần thay thế chúng.

5. HỘP SỐ.

Hộp số trên xe có tuổi thọ bao lâu? Đây là câu hỏi mà hiếm có nhà sản xuất nào dám khẳng định. Hộp số phải chịu tác động rất lớn từ những bộ phận xung quanh như động cơ. Hệ thống điện, khung gầm và tản nhiệt. Vì vậy, nếu một trong số những chi tiết này bị trục trặc. Chắc chắn chúng sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của hộp số. Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ hộp số gồm bảo dưỡng. Dầu nhờn và chất lượng chế tạo. Tất nhiên, khách hàng không thể kiểm soát được chất lượng chế tạo. Nhưng nếu bạn làm tốt những yếu tố còn lại thì tuổi thọ hộp số sẽ đạt mức cao nhất. Điển hình là những xe taxi với tần suất hoạt động rất cao. Chúng có thể chạy đến hơn 500.000km mà vẫn không cần phải thay hộp số.

                                       Tuổi thọ trung bình của ác quy lốp và đèn pha

6. MÁ PHANH.

Có rất nhiều loại má phanh. Đa số được làm bằng hợp chất composite, bằng kim loại và bằng gốm. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất cũng như các thợ trong gara sữa chữa ô tô. Má phanh thường có tuổi thọ từ 48.000 đến 112.000 km tùy vào phong cách của người lái có hay rà phanh hay không. Tuy nhiên nếu là người lái xe cẩn thận, tuổi thọ của má phanh có thể đạt đến 160.000km. Yếu tố chính ảnh hưởng đến tuổi thọ phanh chính là nhiệt độ. Ví dụ ở dòng xe nhỏ hạng A, khi bạn nhấn phanh gấp ở vận tốc 100km/h nhiệt độ sinh ra đo được trên hệ thống phanh thường là 233 độ C. Nhiệt độ này sẽ càng cao đối với xe có trọng lượng càng lớn.

                                     Tuổi thọ trung bình của Bơm nhiên liệu, Bugi và cảm biến

7. CẢM BIẾN ĐÔNG CƠ.

Các loại cảm biến động cơ thường có thể hoạt động với tuổi thọ khoảng trên 250.000km di chuyển. Riêng với cảm biến oxy, vì phải hoạt động liên tục và bị ảnh hưởng bởi muội than, chất lượng nhiên liệu… nên có thể hoạt động tốt ở khoảng 160.000km. Các loại cảm biến nếu hỏng thường sẽ làm sáng đèn báo “kiểm tra động cơ” nên các tài xế có thể kịp thời thay mới. Riêng với cảm biến oxy, để tăng tuổi thọ sử dụng, sau một thời gian, các chủ xe nên làm vệ sinh sạch các loại muội than, chất bẩn bám ở đầu dò. Thao tác này cũng giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả hơn khi xe di chuyển.

8. KIM BƠM NHIÊN LIỆU.

Đây là bộ phận thường bị “thay oan” nhất trong hệ thống động cơ. Chẳng hạn, nếu đã thay hoặc vệ sinh sạch lọc xăng mà áp suất phun nhien liệu vẫn thấp thì các xưởng sửa chữa hay hướng khách thay kim bơm nhiên liệu. Có điều, phần lớn các trường hợp hỏng hóc là do bộ ổn định áp suất có ván đề, tắc hệ thống hoặc trục trặc điện áp. Bơm nhiên liệu có tuổi thọ khá lớn, trung bình từ 6 đến 8 năm. Chủ xe còn có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng của bơm nếu không thường chạy cạn xăng. Mức xăng tốt nhất toàn hệ thống xe là ổn định ở mức khoảng một phần tư bình.

9. BUGI.

Đây là chi tiết chỉ xuất hiện ở xe máy xăng, bu-gi sẽ phóng tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp xăng và gió trong buồng đốt. Sau mổi lần đánh lửa, bugi sẽ bị mất đi 1 phần kim loại vì vậy, cứ mỗi 16.000 đến 32.000km, bạn sẽ phải thay thế chúng. Trong trường hợp xe đang sử dụng bu-gi làm từ iridium hoặc platinum. tuổi thọ của chúng có thể đạt mức trên 96.000km

10. BÌNH ẮC QUY.

Đây là bộ phận vẫn duy trì hoạt động ngay cả khi xe tắt máy. Bình ắc quy được các nhà sản xuất khuyến khích nên thay mới sau khoảng từ 4 đến 5 năm sử dụng xe. Một lưu ý quan trọng khi thay bình ắc quy mà chủ xe cần biết là phải chọn đúng loại có kích thước và điện áp phù hợp với xe. Nếu vì “tiết kiệm” công sức và thời gian mà chủ xe thay loại ắc quy lớn hơn thì sẽ phá vỡ sự cân bằng điện áp, tiềm ẩn những rủi ro cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

11. CẦN GẠT MƯA.

Lớp đệm cao su trên cần gạt mưa chỉ có tuổi thọ trung bình khoảng 6 tháng đến 1 năm sử dụng. Nếu thấy đệm cao su đã bị xơ cứng, bị vỡ hoặc lão hóa, chủ xe nên thay đệm mới để việc gạt mưa được hoạt động bình thường.

Tuổi thọ của các bộ phận ô tô cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc chủ xe chăm sóc, lưu tâm đến mọi sự thay đổi của chiếc xe. Có đôi khi, mặc dù chưa hết tuổi thọ hoạt động nhưng thiết bị đã bị giảm mạnh về hiệu năng thì bạn cũng nên linh hoạt, chủ động thay mới thiết bị để tránh ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Như vậy, chiếc xe ô tô của bạn sẽ luôn hoạt động bền bỉ, êm ái trên mọi cung đường.

 

Viết bình luận của bạn
Thu gọn